PHÂN BÓN NPK LÀ GÌ? MỘT SỐ LOẠI PHÂN NPK PHỔ BIẾN

Phân bón NPK là gì?

  • Phân bón NPK là một phần không thể thiếu đối với cây trồng, quyết định phần lớn sự sinh trưởng của cây. Cách mạng nông nghiệp vào những năm 1990 đã tạo ra bước đột phát nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Khi dân số thế giới tăng quá nhanh và các nước bắt đầu cạnh tranh với nhau về kinh tế gay gắt hơn. Phân bón vô cơ đã được ra đời và góp phần tăng nhiều lần năng suất nông nghiệp của nhiều quốc gia.
  • Phân bón NPK tập trung vào các yếu tố đa lượng mà cây cần nhiều nhất để phát triển. Sau khi bón phân NPK người ta thấy cây lớn nhanh hơn, quả to hơn, cây cũng ít bị sâu bệnh tấn công. Từ đó đến nay phân NPK trở thành loại phân bón phổ biến nhất. Chúng ta hãy tạm bỏ qua các mặt hại của phân NPK để biết rằng nó góp một phần lớn để nuôi dưỡng 9 tỷ người hiện nay.
Phân bón NPK là gì?- OnlyPlants VN

Phân NPK gồm những chất gì?

Phân Đạm (N)

  • Đạm được hình thành trong quá trình phân hủy lớn tán rừng mục nát. Được các vi khuẩn, vi sinh vật phân hủy và tạo thành đạm. Vì thế khi canh tác lâu ngày hầu hết các lớp đất không còn chứa đủ lượng đạm cần thiết.
  • Là hoạt chất cây cần nhiều nhất. Cung cấp đủ đạm giúp cây phát triển nhanh, cành lá khỏe mạnh. Trong đất có một lượng đạm nhưng ở dạng khó hấp thu. Vì vậy trong thời khi cây sinh trưởng mạnh cần bổ sung đạm đầy đủ. Là yếu tố cần bón đầu tiên để tạo nền tảng cho cây trước khi bón các loại phân khác.
  • Dư đạm: đạm cần bón đúng thời điểm và không bón dư thừa mới mang lại hiệu quả cao. Nếu bón nhiều đạm cây sẽ phát triển cành lá nhưng không chắc chắn. Cây cành lá rậm rạp nhưng bộ rễ kém phát triển khiến dễ bị sâu bệnh tấn công.
  • Bón nhiều đạm vào cuối vụ sẽ khiến cây chậm ra hoa, ra trái dẫn tới thất thu nông sản. Một số biểu hiện của dư đạm là lá úa, bệnh đạo ôn, cháy đầu lá…
  • Cách bón đạm: bón lót + bón thúc vào thời kỳ cây sinh trưởng mạnh nhất đến khi cây có nhiều lá già thì ngừng lại. Thời kỳ thu hoạch hạn chế bón đạm hoặc sử dụng một lượng nhỏ.

Phân Lân (P)

  • Lân có tác dụng làm cho bộ rễ của cây phát triển mạnh ăn sâu vào tầng lớn dưới. giúp cây hút dinh dưỡng từ đất tốt hơn và hạn chế bật gốc do gió bão. Lân được cho cũng ảnh hưởng tốt đến sự vận chuyển dinh dưỡng trong quá trình phân hóa mầm hoa, tạo quả.
  • Ngoài ra còn tham gia vào các quá trình vận chuyển dinh dưỡng, quang hợp, hô hấp. Đủ lân sẽ làm cho cây khỏe mạnh hơn để chống chịu lại các bất lợi của môi trường. Chính vì thế lân là nguyên tố cần thiết bổ sung đều đặn cho cây.
  • Thừa lân: thừa lân sẽ khiến quả chín sớm phẩm chất quả kém. Ngoài ra thừa lân còn dẫn tới ức chế khả năng hấp thụ kẽm và đồng khiến sức đề kháng giảm. Thừa lân thường không có dấu hiệu rõ ràng nên rất khó phát hiện.

Phân Kali (K)

  • Kali thường có sẵn một lượng nhỏ hay lớn tùy loại đất. Lượng kali này hầu như đủ cho cây sử dụng một thời gian khá dài. Vì thế việc bổ sung kali không cấp thiết bằng việc bổ sung đạm và lân cho cây.
  • Kali được tạo ra khi các lớp đá felspat, muscovite, biotit bị vỡ ra rửa trôi và ngấm vào trong đất. Lượng kali có thể mất đi sau mỗi mùa vụ, nhưng tin vui là đất có thể tự phục hồi sau vài tháng khi mưa xuống và lũ lụt đi qua.
  • Xác các loại cây như rơm rạ, cỏ khô, tro đốt củi… sẽ trả lại 40% lượng kali mà chúng đã lấy từ trong đất. Vì thế người dân thường có tập quán bón tro trấu, đốt rừng để cải tạo đất trước khi trồng trọt.
  • Cách bón Kali: để tăng năng suất người ta thường bón kali vào cuối vụ. Kết quả sản lượng lúa thường tăng 2,5 – 4 tấn mỗi ha. Lượng bón kali cũng không cần nhiều chỉ khoảng 20 – 30kg/ha cho mỗi mùa vụ.
Phân bón NPK là gì?- OnlyPlants VN

Nguyên liệu phân NPK nhập ở đâu?

Phân Đạm:

  • Gồm các loại đạm ure (46%), đạm amoni sunphat (SA 21%N, 23%S), đạm amon clorua(25%N), đạm amon nitorat (34%N)
  • Nguồn gốc đa số từ Trung Quốc, đạm Bắc Hà, đạm Phú Mỹ, đạm Ninh Bình…

Phân Lân:

  • Gồm lân nung chảy (15,5% P205hh, 24 – 32% SiO2), lân supe (16,5% P2O5hh), supe lân kép (40%P205hh).
  • Nguồn nhập đa số từ lân nung chảy Văn Điển, lân Ninh Bình, lân Lâm Thao, lân Long Thành, lân kép Trung Quốc…

Phân Kali:

  • Gồm các loại Kali Clorua (60%K20), Kali Sunphat (52%K2O), Kali Cacnonat (56%K2O).
  • Nguồn nhập đa số là kali cacbonat Trung Quốc, kali Liên Xô, kali Belarus, kali Israel….

Ưu điểm của phân bón NPK

  • Giá rẻ: so với các phân hỗn hợp hữu cơ cao cấp thì phân NPK rẻ hơn. Nếu canh tác trên một diện tích rộng lớn thì bạn sẽ phải tốn một số tiền khổng lồ. Đó là lý do hiện nay phân NPK vẫn là phân bán chạy nhất cho dù có rất nhiều loại phân khác đã được ra đời.
  • Hiệu quả của phân NPK: tập trung vào nhóm chất dinh dưỡng cần nhất để cây phát triển. Vì thế cây trồng của bạn sẽ phát triển rất nhanh. Phần vi lượng, trung lượng còn lại cây có thể tìm thấy trong đất. Theo thống kê phân NPK sẽ giúp bạn tăng được 3 lần sản lượng nếu bạn sử dụng đúng cách.
  • Không gây nấm bệnh: phân NPK không chứa các mầm bệnh và các loại nấm gây hại như trên phân hữu cơ. Đồng ý là phân hữu cơ rất tốt nhưng cũng có thể khiến cây của bạn bị các loại nhện, nấm, rệp sáp, bọ trĩ… tấn công.
Phân bón NPK là gì?- OnlyPlants VN

Phân NPK có thực sự gây hại ?

  • Nếu bón phân NPK đúng lượng cần thiết của cây hầu như không gây hại. Chỉ khi sử dụng quá liều lượng mới gây ra tác hại.
  • Điển hình khi bón 360kg đạm sẽ làm tăng lượng nitrat trong nông sản từ 20 ppm lên đến 600ppm. Tích lũy nitrat quá cao dẫn đến nhiều đột biến ở con người. Dư đạm còn khiến nông sản bị nhạt, đôi khi có vị đắng, ở sắn người ăn dễ say, ở thuốc lá sẽ khó cháy.
  • Tuy nhiên nếu thiếu đạm cũng sẽ làm giảm phẩm chất nông sản. Rau sẽ dai mà không vị ngọt, quả sẽ bị nhỏ, màu sắc quả kém hấp dẫn.
  • Thiếu lân sẽ khiến bộ rễ cây kém phát triển và hoạt động chuyển hóa đường vào quả kém đi.
  • Thiếu kali sẽ khiến cây khó đậu trái làm mất năng suất mùa vụ.
  • Điểm quan trọng chính là các yếu tố vi lượng như Ca, B, Mg, Si, P, K… Các yếu tố này liên quan mật thiết đến chất lượng nông sản. Nhiều người cho rằng các chất này chỉ có trong các loại phân hữu cơ mà thôi. Nhưng gần đây rất nhiều loại phân vô cơ NPK đã được bổ sung các vi chất này ở dạng dễ hấp thụ.

MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN NPK PHỔ BIẾN

5/5 - (1 bình chọn)
Long Nguyen

Cùng cảm nhận một chút “xanh” với blog cây trồng trong nhà OnlyPlants VN! OnlyPlants VN sẽ giúp bạn khám phá những loại cây trồng trong nhà tốt nhất cho từng nhu cầu cụ thể và cung cấp cho bạn các mẹo về cách chăm sóc chúng. Hãy sẵn sàng để làm nổi bật không gian của bạn với một số gợi ý chúng tôi đưa ra!

View Comments

Recent Posts

CÁCH SỬ DỤNG TRICHODERMA TƯỚI CÂY HIỆU QUẢ – TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO CÂY TRỒNG

Hãy cùng OnlyPlants VN tìm hiểu cách sử dụng Trichoderma tưới cây đúng cách giúp…

2 tuần ago

TƯỚI NƯỚC ẤM CHO CÂY – LỢI ÍCH VÀ CÁCH TƯỚI HIỆU QUẢ

Trong chăm sóc cây trồng, tưới nước ấm cho cây được xem là một bí…

3 tuần ago

TRỒNG CÂY XONG CÓ NÊN TƯỚI NƯỚC NGAY KHÔNG? HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CHO NGƯỜI MỚI TRỒNG CÂY

Khi trồng cây, nhiều người thường băn khoăn về việc có nên tưới nước ngay…

2 tháng ago

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA TRỒNG CÂY THUỶ CANH

Ưu và nhược điểm của trồng cây thủy canh Trồng cây thủy canh là một…

2 tháng ago

CHÂU ÂU TRỒNG NHIỀU CÂY CÔNG NGHIỆP NÀO?

Châu Âu trồng nhiều cây công nghiệp nào? Châu Âu không chỉ nổi tiếng với…

2 tháng ago

CÁCH CHĂM SÓC CÂY LỰU TRỒNG TRONG CHẬU

CÁCH CHĂM SÓC CÂY LỰU TRỒNG TRONG CHẬU Cây lựu là một loại cây cảnh…

2 tháng ago