Những viên đá nhỏ màu trắng mà đôi khi bạn lầm tưởng đó là phân bón trong giá thể đất trồng chính là đá Perlite. Với kích thước nhỏ nhưng chúng lại chính là nguồn khoáng chất thiết yếu đối với cây trồng.
Vậy bạn biết gì về loại đá đặc biệt này? Và cách sử dụng chúng sao cho hiệu quả?
Tất cả những thắc mắc của bạn về loại đá đặc biệt này sẽ được OnlyPlants VN giải đáp ngay trong bài viết dưới đây!
Đá Perlite (hay còn gọi là đá trân châu) là một loại thủy tinh núi lửa tự nhiên thường được làm từ quá trình Hydrat hóa của Obsidian.
Đá Obsidian được khai thác, nghiền thành các mảnh nhỏ hơn, sau đó được nung ở nhiệt độ rất cao. Khi nhiệt độ đạt đến 850 – 900 ℃ chúng sẽ trở nên mềm hơn.
Nước bị mắc kẹt bên trong đá bốc hơi và cố gắng thoát ra ngoài, khiến đá nở ra gấp 10 lần thể tích ban đầu và thay đổi màu sắc thành trắng.
Các nước sản xuất đá Perlite chính bao gồm Hy Lạp, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản. Đây được coi là một loại khoáng chất tương đối rẻ và thường được sử dụng cho các mục đích công nghiệp như xây dựng, sản xuất thạch cao, gạch xây và gạch trần.
Tuy nhiên, loại đá này cũng rất an toàn và mang lại lợi ích vô cùng tốt đối với các loại cây trồng bởi những thành phần rất đặc biệt.
Giống như tất cả các loại đá núi lửa khác, đá trân châu cũng khá nặng và đặc. Chúng thường chứa các thành phần chủ yếu sau:
Tất cả những thành phần trên đều là khoáng chất tự nhiên và thường có trong của các hỗn hợp đất khác. Vì thế đá Perlite là một loại tài nguyên không thể tái sinh. Chúng có độ pH từ 6,6 đến 7,5.
Đá trân châu được ứng dụng với cây trồng chủ yếu có ba loại và được sử dụng linh hoạt tùy thuộc vào từng kích thước.
Loại đá này là vật liệu tự nhiên, chúng không phải là một loại phân bón hóa học và không chứa các hợp chất có hại. Hội đồng Tiêu chuẩn Hữu Cơ đã chứng nhận đá trân châu để sử dụng trong nông nghiệp hữu cơ.
Do đó, đá Perlite vẫn là một vật liệu an toàn để thêm vào đất, cho phép giữ nguyên trạng thái hữu cơ của cây trồng.
Lợi ích tốt đẹp mà đá Perlite có thể đem lại cho cây trồng của bạn:
Bên cạnh đó, loại đá này cũng có một vài nhược điểm sau đây mà bạn cần lưu ý khi sử dụng:
Để có thể sở hữu đất trồng tốt cho cây thì bạn cần trộn đá Perlite với các chất tăng trưởng như đất và rêu than bùn.
Lưu ý loại đá này có nhiều bụi, vì vậy khi sử dụng bạn nên cẩn thận. Mẹo nhỏ là hãy đổ vài lít nước vào túi, bịt kín đầu và lắc, sau đó ngâm trong 1/4 giờ trước khi dùng chúng.
Đá trân châu có thể hỗ trợ giữ nước trong phân trộn, giúp cành giâm mọc rễ. Để làm được điều này, bạn cần một loại phân trộn có kết cấu mịn hơn và hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn so với phân trộn đa dụng thông thường.
Trộn đá trân châu theo tỷ lệ 50:50, lấp đầy bầu đất, tưới nước kỹ, sau đó để hỗn hợp phân trộn ráo nước trong vài giờ.
Trộn đá vào phân ủ hạt giống theo tỷ lệ 50:50 để tạo ra một môi trường ẩm hoàn hảo cho rễ cây. Chúng cho phép ánh sáng vẫn xuyên qua trong khi vẫn giữ cho hạt ẩm và hỗ trợ hạt nảy mầm.
Những người làm vườn mới có xu hướng quên đi tầm quan trọng của việc cung cấp oxy cho rễ của cây đang phát triển và cây con. Đá Perlite là một chất quan trọng có thể cải thiện sự phát triển của hạt giống, cây non, rễ cây và cây trưởng thành.
Ngay sau khi đọc xong bài viết nếu bạn muốn mua ngay sản phẩm đá Perlite để sử dụng thì có thể tham khảo đặt hàng qua sàn thương mại điện tử trực tiếp theo link sau: Shopee, Tiki, Lazada,…
Đồng thời, bạn có thể sở hữu chúng bằng cách ra trực tiếp các cửa hàng kinh doanh cây trồng với mức giá hợp lý.
Đừng quá lo lắng vì chúng đã có mặt ở rất nhiều tỉnh thành như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng,… Hãy lưu ý nhãn mác sản phẩm vì rất có thể bạn sẽ bị nhầm chúng với đất hoặc hỗn hợp phân bón.
Hãy cùng OnlyPlants VN tìm hiểu cách sử dụng Trichoderma tưới cây đúng cách giúp…
Trong chăm sóc cây trồng, tưới nước ấm cho cây được xem là một bí…
Khi trồng cây, nhiều người thường băn khoăn về việc có nên tưới nước ngay…
Ưu và nhược điểm của trồng cây thủy canh Trồng cây thủy canh là một…
Châu Âu trồng nhiều cây công nghiệp nào? Châu Âu không chỉ nổi tiếng với…
CÁCH CHĂM SÓC CÂY LỰU TRỒNG TRONG CHẬU Cây lựu là một loại cây cảnh…
View Comments